Nội dung chính
Luật công bằng tài chính là gì?
Luật công bằng tài chính được viết tắt là FFP (Financial Fair Play), đạo luật này được UEFA soạn ra nhằm mục đích tạo ra một môi trường bóng đá cạnh tranh công bằng, minh bạch giữa những câu lạc bộ. Theo đó, FFP sẽ yêu cầu các câu lạc bộ phải công khai thu nhập, ngân sách của mình. Đồng thời, ngăn chặn những khoản tài trợ bên ngoài đến từ những ông chủ tỷ phú giàu có khiến những câu lạc bộ bị mất cân bằng trong cả tài chính lẫn sức mạnh.
Các câu lạc bộ chuyên nghiệp sẽ phải chi tiêu theo thu nhập mà họ nhận được. Cụ thể là họ sẽ chi tiêu các khoản phí dựa trên số tiền mà họ kiếm được trong một mùa giải hoặc một năm như tiền thưởng thắng cuộc, doanh thu bán vé xem bóng đá trực tiếp tại sân nhà.
Hơn thế nữa, luật công bằng tài chính còn ngăn chặn các đội bóng nhận các khoản tiền lớn từ những ông chủ giàu có của mình và không được phép để ngân sách đội bóng bị thâm quá 30 triệu euro trong 3 năm liền.
Hoàn cảnh ra đời của Luật công bằng tài chính
Năm 2009, rất nhiều đội bóng đã chi một khoản tiền khủng mua bán và trả lương cho các cầu thủ mặc dù cho doanh thu của họ chỉ ở mức thấp. Tuy nhiên, nhờ có các ông chủ tỷ phú của họ, các câu lạc bộ này chẳng gặp bất cứ khó khăn tài chính nào. Chính vì thế, Ủy ban Tài chính của UEFA đã soạn thảo nên FFP vào thời điểm đó.
Ngày 01/06/2011, Luật công bằng tài chính trong bóng đá chính thức được thông qua và bắt đầu có hiệu lực. Đây được xem là một bước ngoặt cho nền bóng đá châu Âu.
FFP giúp cân bằng dòng tiền của các đội bóng thế nhưng điều luật này lại không thể kiểm soát được việc họ đầu tư xây dựng những khu tập luyện cho mình hoặc đào tạo đội trẻ. Tuy vậy, điều luật này cũng không cho phép các đội bóng gặp khó khăn trong tài chính được phép tham dự cúp châu Âu.
Các điều khoản và hình thức phạt của Luật công bằng tài chính
Các câu lạc bộ vi phạm Luật công bằng tài chính trong bóng đá của UEFA sẽ nhận được những hình phạt tuỳ theo mức độ nghiêm trọng mà họ làm. Dưới đây sẽ là một số điều khoản và mức phạt của UEFA đã ban hành mà Xoilac TV đã thu thập được.
Những điều khoản trong luật công bằng tài chính
Các câu lạc bộ sẽ công khai ngân sách và những hoạt động chuyển nhượng cầu thủ của mình cho UEFA biết.
Báo động những đội bóng nếu họ lỗ hơn 100 triệu euro trong kỳ chuyển nhượng để buộc họ phải đảm bảo tài chính của mình
Các hình thức phạt khi câu lạc bộ vi phạm FFP
- Cảnh cáo
- Phạt hành chính
- Trừ điểm
- UEFA rút vốn khỏi những giải đấu bóng đá châu Âu
- Loại khỏi họ ra khỏi các giải đấu đang tham gia
- Loại khỏi những giải đấu khác trong tương lai
Lợi ích của Luật Công bằng Tài chính
Chắc hẳn khi đến đây, các bạn đã biết luật công bằng tài chính là gì rồi nhỉ. Đây là điều luật ra đời nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng giữa các câu lạc bộ. Vậy nếu không có điều luật này nền bóng đá châu Âu sẽ như thế nào.
Nếu không có FFP, các câu lạc bộ giàu có với những ông chủ tỷ phú sẽ vung tung thoải mái chiêu mộ về cho mình nhiều tài năng xuất sắc. Điều này, sẽ gây ra sự mất cân bằng giữa các đội bóng khi đội mạnh sẽ càng mạnh, còn đội yếu sẽ lại càng tụt dốc trong cuộc đua. Khiến cho bóng đá mất đi tinh thần thể thao của mình và ý nghĩa thực sự của nó.
Bất cập của Luật công bằng tài chính
Dù luật công bằng tài chính quy định cân bằng trong chi tiêu giữa các câu lạc bộ thế nhưng đó chỉ là đầu ra và hầu như chẳng giải quyết được những vấn đề hiện có hay đầu vào. Các câu lạc bộ lớn vẫn tiếp tục giàu có và ngày càng lớn mạnh bởi các cầu thủ giỏi sẽ chẳng bao giờ chịu gia nhập vào các đội bóng nhỏ với nguồn thu không được đảm bảo. Ngoài ra, các án phạt hiện tại của FFP còn quá nhẹ và chưa đủ sức răn đe.
Điều chỉnh Luật Công bằng Tài chính mới nhất
Vào ngày 7/4/2022, Ủy ban điều hành của UEFA đã có một cuộc họp tại Nyon để thảo luận về việc sửa đổi và thay thế Luật công bằng tài chính. Theo như thông tin mà Xôi Lạc Net tìm hiểu, FFP đã được thay thế bằng tên gọi mới “Tài chính bền vững”.
Theo quy định của đạo luật, các khoản chi liên quan tới những hoạt động của đội bóng như tiền lương, phí đại diện cầu thủ, phí chuyển nhượng,… không được vượt quá 70% trong tổng thu nhập của đội bóng ở một mùa giải, được xem xét lại ở mỗi mùa.
Các đội bóng sẽ có 3 năm để thích nghi với những quy định mới mà UEFA đưa ra. Nếu cố ý vi phạm chắc chắn bị Liên đoàn cho xuống hạng ở những giải đấu hàng đầu châu Âu từ UEFA Champions League xuống UEFA Europa League cho tới European Conference League. Tại giải đấu European Conference League, những đội bóng vi phạm sẽ bị UEFA bị truất quyền cũng như không được tham dự thi đấu cấp châu lục.
Các quy định mới cho phép đội bóng bị lỗ 60 triệu euro trong suốt 3 mùa giải, gấp hơn so với quy định trước đây. Các đội bóng được đánh giá là tài chính tốt sẽ được phép lỗ thêm khoảng 10 triệu euro. Các câu lạc bộ vi phạm Luật công bằng tài chính mới sẽ bị phạt với những hình thức khác nữa như khấu trừ điểm và giới hạn lại khoản chi tiêu.
Theo Marca một tờ báo thể thao quốc gia của Tây Ban Nha cho rằng, quyết định của Liên đoàn bóng đá châu Âu đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của 40 đội bóng. Trong khi một số đội bóng muốn chi tiêu hơn 90% thu nhập mà họ kiếm được trong 3 mùa giải đến. Nhiều đội bóng ở Ngoại hạng Anh khuyến nghị giới hạn chi tiêu cho phép lên đến 85% thay vì 70% như những quy định mới trong điều luật.
Vừa rồi, Xoi Lac TV đã cùng các bạn tìm hiểu Luật công bằng tài chính là gì và những điều khoản trong bộ luật này. FFP ra đời nhằm hạn chế sự chênh lệch về tài chính cũng như thực lực giữa các câu lạc bộ. Mặc dù mới được điều chỉnh lại thế nhưng chúng ta vẫn chưa biết liệu những thay đổi này có mang đến những điều tích cực này cho bóng đá châu Âu hay không. Để cập nhật thêm nhiều thông tin bóng đá hữu ích, lịch bóng đá, kết quả bóng đá nhanh nhất, chính xác nhất hãy truy cập vào xoilac.tv nhé.
Bình Luận